Thêm 2 giống lúa mới được đưa vào sản xuất


Giống lúa Cần Thơ 1 bắt đầu lai tạo năm 2005, được khảo nghiệm để so sánh năng suất từ vụ Đông Xuân 2008-2009.
Mạng lưới khảo nghiệm được thực hiện hằng vụ trên diện rộng tại Viện Lúa ĐBSCL, các Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống của 13 tỉnh ĐBSCL, 5 tỉnh miền Đông và 7 tỉnh miền Trung. Theo báo cáo của 8 tỉnh thành khu vực ĐBSCL, đến nay diện tích trồng lúa giống Cần Thơ 1 khoảng 21.000 ha, cho thấy giống này có thời gian sinh trưởng trung bình (95-105 ngày), chiều cao cây trung bình (100-110 cm), số bông/m 2 khá cao (350-380 bông), tỉ lệ hạt lép/bông thấp (9,9%), nặng hạt, hạt gạo đẹp, thon dài (6,92 mm), hàm lượng amylose thấp (16,8%), cơm dẻo, thơm ngon, hàm lượng protein rất cao (8,9%), phù hợp tiêu chuẩn gạo xuất khẩu. Đặc biệt, giống lúa Cần Thơ 1 có đặc điểm tốt về phẩm chất, năng suất cao (6-8 tấn/ha/vụ) và có khả năng chống chịu sâu bệnh tương đối tốt như rầy nâu, đạo ôn và bạc lá. Giống Cần Thơ 1 còn có khả năng chống chịu tốt với bệnh vàng lùn và khô hạn. Đây là giống lúa rất tốt để đưa vào sản xuất trên diện rộng trong những mùa vụ tới bổ sung vào cơ cấu giống chủ lực cho thành phố Cần Thơ cũng như các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang.
Viện lúa ĐBSCL còn lai tạo thành công và đưa vào sản xuất đại trà giống lúa Cần Thơ 2 , thuộc loại giống lúa thuần , được tuyển chọn từ tổ hợp lai Basmati 370/Jasmine 85/Jasmine 85 kết hợp với ứng dụng kỹ thuật trong sinh học phân tử. Kết quả khảo nghiệm cho thấy giống Cần Thơ 2 có nhiều đặc tính quý về phẩm chất và năng suất, được nông dân và cán bộ ngành nông nghiệp đánh giá cao tại ruộng khảo nghiệm. Cần Thơ 2 có thời gian sinh trưởng khoảng 100 ngày (lúa cấy), chiều cao cây dao động từ 105 – 110cm, rạ cứng, đẻ nhánh khỏe, số bông/m 2 khoảng 415 bông/m 2 , kháng trung bình với rầy nâu, hơi kháng bệnh cháy lá và bệnh cháy bìa lá, chống chịu bệnh vàng lùn. Cần Thơ 2 có hạt gạo trong, thon dài (7,2 mm), nặng hạt, tỷ lệ gạo trắng cao (77,06%), tỷ lệ bạc bụng thấp (2,33%), hàm lượng amylose thấp (18 – 19,5%), cơm dẻo, ngọt và thơm. Năng suất cao, trung bình khoảng 5 – 7,5 tấn/ha/vụ, ổn định cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu./.
Dẫn từ : http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=20178#

Bao giờ cho đến tháng Ba...

Bao giờ cho đến tháng ba
Lương xài không hết đem ra sắm vàng
Gạch bông đem lát đường làng
Nông dân ngồi chật nhà hàng năm sao
Gặp dân quan vội cúi chào
Việc dân cần đến là ào xong ngay
Đưa tiền quan vội xua tay
Việc dân việc nước tối ngày sáng đêm
Nhân tài đông chật như nêm
Mấy thằng cơ hội ra thềm rửa xe
Đường không lô cốt chắn che
Mưa liền ba tháng vỉa hè vẫn khô
Trẻ con đuổi bắt mặt rô
Gái Hàn nô nức bắt bồ trai ta.

Bao giờ cho đến tháng Ba...

"Ba Xuân - Hai Chung": 30 năm, một mô hình

Diễn đàn của hội liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam (07/02/2009)



GS Võ Tòng Xuân và ông Hai Chung - Ảnh: Phượng Trúc
Hai người có ảnh hưởng lớn đến hạt gạo ở đồng bằng sông Cửu Long là ông Ba Xuân và ông Hai Chung đã gặp lại nhau ở vùng lúa An Giang trong một ngày hết sức ý nghĩa...


Đóng cửa trường, đi cứu lúa
Ông Ba Xuân là nhà khoa học cả đời gắn với cây lúa - người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thường gọi tên thân mật là chú Ba, chính là Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng trường ĐH An Giang từ năm 2000 - 2008. Ông Võ Văn Chung (Hai Chung) năm nay 79 tuổi là một nông dân giỏi của tỉnh Tiền Giang gắn bó với nhà nông học thua mình 10 tuổi từ 30 năm trước, đặc biệt là trong thời điểm dịch rầy nâu đốt rụi các đồng lúa của ĐBSCL.


Tôi mong có sự kết hợp mạnh mẽ hơn nữa của "4 nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Nhà nước) để nhà nông VN giàu có hơn nữa, xứng đáng với công sức mà họ đã đổ ra trên đồng ruộng. GS-TS Võ Tòng Xuân


Ông Ba Xuân nhắc lại thời điểm 1977 - 1978. Lúc đó, chính ông đã đề nghị với lãnh đạo trường ĐH Cần Thơ cho đóng cửa trường để huy động sinh viên (SV) ra đồng cứu lúa. Không chỉ SV khoa Nông nghiệp, mà hơn 2.000 SV các khoa khác đều tham gia các buổi tập huấn cách làm nương mạ, chuẩn bị đất cấy lúa... để tỏa đi khắp ĐBSCL, chỗ nào có rầy nâu là "nhảy" vào. Những SV tham gia chiến dịch lúc đó kể lại: "Mới ban đầu, nhiều nông dân quen cấy lúa cả nhúm còn dè bỉu khi thấy chúng tôi cấy từng gié. Nhưng, sau 1 tuần thì lúa thí nghiệm của SV bắt đầu xanh, 2 tuần thì nở bụi, nông dân mới tin". Kết quả này sau đó được nhân lên nhanh chóng, sau 1 vụ thì lúa giống mới kín hết ĐBSCL, không còn rầy nâu nữa. Nhiều chuyên gia trồng lúa trên thế giới khi biết chuyện này rất nể tinh thần của các bạn trẻ VN!

Vựa lúa miền Tây của Tổ quốc thời điểm đó đã xuất hiện hàng loạt nông dân rất giỏi về trồng lúa như: ông Hai Hữu ở Long An; "Ngũ vương" Tiền Giang: Hai Lạc, Bảy Nhỏ, Tư Tải, Lý Hòa Chương, Hai Chung; các ông Hai Triểm, Hai Cũng (An Giang)... Trong từng giai đoạn, chính các ông cùng các nhà khoa học nông nghiệp đã kết hợp tốt để đưa ra nhiều biện pháp cứu nông dân thoát khỏi cảnh mất mùa, ổn định cuộc sống.


Giảng đường gắn với đồng ruộng


Ông Hai Chung (trái) vui mừng với giống lúa kháng rầy MTL 500 thí nghiệm thành công

Đến nay, vì lớn tuổi hoặc do hoàn cảnh riêng, hầu hết những nông dân giỏi nêu trên đều phải rời bỏ công việc mình đam mê. Sau 30 năm, có thể nói hai người vẫn còn gắn bó mật thiết với ruộng đồng chính là ông Ba Xuân và ông Hai Chung.

Chiến dịch chống rầy nâu năm 1978 đạt hiệu quả cao có sự đóng góp lớn của đội ngũ nông dân giỏi ở nhiều địa phương, thuyết phục được bà con nông dân ủng hộ trồng lúa giống mới kháng rầy, chặn đứng ngay tai họa sắp đổ sụp xuống họ. Ông Hai Chung nhớ lại: "Sau một buổi sinh hoạt với SV ở trường ĐH Cần Thơ, tôi có ngỏ ý xin nhà trường một ít lúa giống IR.36 kháng rầy để trồng thí nghiệm. Do trường đã phân phát hết cho các tỉnh nên tôi chỉ nhận được một bao thư, trong đó có 8 hạt lúa giống. Tôi gieo những hạt quý giá ấy trong chậu ngay trước nhà, cẩn thận đậy giỏ tre để phòng gà bươi móc. Sau gần 20 ngày, 7 cây lúa lên tốt (vì có 1 hạt bị lép). Cứ thế nhân ra, sau 3 năm, tôi có đến 60 tấn lúa giống kháng rầy để hỗ trợ nông dân".


Ông Hai Chung chăm sóc cây giống dừa kem - Ảnh: N.Q
Cũng từ đề nghị của Giáo sư Võ Tòng Xuân, từ năm học 1981 -1982, trường ĐH Cần Thơ đã mời ông Hai Chung và ông Lý Hòa Chương (ở Cái Bè, Tiền Giang) về truyền đạt kinh nghiệm thực tế cho SV về kỹ thuật trồng lúa. Giáo sư Xuân ví von: "Ông thầy bói đọc nhiều sách về chỉ tay, nhưng cụ thể trên bàn tay thế nào thì phải "coi" nhiều, tiếp tục liên hệ lại với sách vở mới dễ đoán trúng". Vì vậy, ông thực hiện song song hai hình thức học: bên cạnh việc đưa nông dân giỏi về giảng đường ĐH để trình bày kinh nghiệm, trường chú trọng việc đưa SV đến nơi nông dân đang sản xuất để cùng làm việc, lấy kinh nghiệm thực tế. Trang trại của ông Hai Chung là một điểm ưu tiên được chọn lựa vì ông Hai là một người rất thích thí nghiệm các giống mới. Những kỹ sư nông nghiệp tương lai đến thực tập tại đây (từ 4 đến 5 tháng) được ông Hai dựng nhà cho ở, được nuôi ăn, được chỉ bảo những kỹ thuật cơ bản và cả mánh lới trong nghề. Từng đến thực tập ở nơi này thời còn là SV, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Khang tâm đắc: "Chúng tôi học lý thuyết nhiều nhưng ít thực hành, được chú Hai chỉ vẽ từng li từng tí, thật là quý. Tôi nhớ có lần thực tập cấy thí nghiệm, chú Hai tước mạ rất nhanh và cấy biểu diễn, ai cũng bái phục!".



Nông dân An Giang hướng dẫn sinh viên cách trồng cây quýt tiều - Ảnh: P.D.T

Mô hình "Ba Xuân - Hai Chung" tiếp tục lan tỏa qua các trường khác. Cách đây 5 năm, việc thu hoạch lúa ở An Giang bị thất thoát nhiều, thạc sĩ Nguyễn Văn Minh (Trưởng bộ môn Trồng trọt, khoa Nông nghiệp trường ĐH An Giang) liền đưa hơn 100 SV năm thứ 2 đến thẳng xã Tà Đảnh (huyện Tri Tôn) để khảo sát. Bằng tinh thần "làm mọi việc như một nông dân thực sự, với cái nhìn khoa học" của các SV, nông dân được hướng dẫn và sau đó thích sử dụng máy sấy, dần dần chung vốn sắm được máy gặt đập liên hợp. Việc thất thoát lúa nặng nề trước đây không còn!

Tài nguyên lớn, nông dân phải được giàu

Trong dịp về thăm trang trại của ông Hai Chung ở xã Lương Hòa Lạc (Chợ Gạo, Tiền Giang) mới đây, tôi mới cảm nhận được niềm đam mê đi tìm những giống mới năng suất cao của ông. Trước tình hình rầy nâu mới xuất hiện gây ra bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa, ông vẫn liên hệ thường xuyên với trường ĐH Cần Thơ xin các loại giống mới để trồng thí nghiệm. Ông dẫn tôi ra đồng và giới thiệu giống lúa MTL 500 đã được nhiều nông dân tham gia trồng thí nghiệm đạt kết quả rất tốt, không bị rầy phá hoại.



Nông dân huyện Thoại Sơn (An Giang) hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa kháng rầy cho sinh viên
Không chỉ với lúa giống, heo giống..., ông còn dành thời gian để ươm cây dừa kem lấy giống từ Trà Vinh. Ông Hai nói: "Đây là giống dừa rất quý vì ăn như kem, hiện đang được bán ra với giá 100.000 đồng/trái, khác với dừa thường chỉ 5.000 đồng/trái. Từ đầu năm 2009, tôi sẽ trồng thử nghiệm giống dừa đó trên vùng đất này". Nhiều sáng kiến và kinh nghiệm như thế nhưng ông vẫn không ngừng học hỏi các nhà khoa học. "Nông dân có những kinh nghiệm cũ, cứ theo đó mà làm thì thế nào cũng trật. Cứ làm tự phát, không nghe theo lời khuyên của các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông để né rầy và các dịch bệnh thì sẽ rất nguy hiểm", ông khẳng định.

Còn với Anh hùng lao động, GS-TS Võ Tòng Xuân, dù đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn tiếp tục giảng dạy và đảm nhiệm công việc cố vấn cho Ban giám hiệu trường ĐH An Giang. Ông cũng được mời làm Chủ tịch Hội đồng xét tuyển học bổng tài năng của Quỹ Đào tạo Nhân tài nước Việt mà nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình làm Chủ tịch danh dự. Không chỉ đóng góp cho nước nhà, ông còn là nhà nông học có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Cuối tháng 11.2008, chính ông là người đầu tiên được Ban tổ chức giải thưởng UMALI chọn trao giải thưởng dành cho cá nhân điển hình đã đóng góp vào sự tiến bộ của khu vực Đông Nam Á trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp. Đi nhiều nơi, ông luôn trăn trở về nông dân nước mình: "Nhật Bản, Singapore ít tài nguyên thiên nhiên, nhưng chủ những tài nguyên này là chủ giàu. Tại sao chúng ta có nhiều tài nguyên mà chủ những tài nguyên này là nông dân thì vẫn chưa giàu? Tôi mong có sự kết hợp mạnh mẽ hơn nữa của "4 nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Nhà nước) để nhà nông VN giàu có hơn nữa, xứng đáng với công sức mà họ đã đổ ra trên đồng ruộng".

Còn những người hết lòng với cây lúa như ông Ba Xuân và ông Hai Chung, nông dân VN vẫn còn hy vọng!

Hội nghị đầu bờ đánh giá giống hoa loa kèn chịu nhiệt


Thong tin tu Vien khoa hoc Nong nghiep viet nam

Theo TS. Đặng Văn Đông- Bộ môn Hoa và Cây cảnh- Viện Nghiên cứu Rau quả

Ngày 4/12/2008, Viện Nghiên cứu Rau quả - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức đoàn tham quan đánh giá mô hình trồng thử nghiệm giống hoa loa kèn chịu nhiệt (Zaizan) tại HTX Nông Lâm nghiệp Việt Hưng, Hạ Long, Quảng Ninh, thuộc đề tài cấp VAAS “Nghiên cứu đánh giá tính thích ứng và khả năng phát triển của một số cây trồng mới nhập nội” do Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì.
Tham dự đoàn gồm có: TS. Trịnh Khắc Quang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, GS.TSKH. Trần Duy Quý, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cùng các nhà quản lý, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rau quả- Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, đại diện của Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường, Cục Trồng trọt, đại diện chính quyền địa phương, HTX và bà con nông dân nơi tiếp nhận mô hình.Mô hình có quy mô là 2.000m2 gồm 5 hộ gia đình tham gia. Thời gian trồng từ 28 đến 30/8/2008. Thời gian xuất hiện mầm hoa sau trồng 50 ngày và sau trồng 84 ngày bắt đầu thu hoạch. Giống có chiều cao cây 110 cm.Đặc điểm chất lượng hoa: Đường kính nụ hoa trung bình (TB) là 4,5 cm; Chiều dài nụ TB: 16,5 cm; Số hoa/cây TB: 4,6 hoa; Đường kính hoa mở TB: 10,7 cm; Độ bền hoa cắt: 12 ngày.
- Khả năng chống chịu sâu bệnh của giống với các bệnh hại chính: Bệnh cháy lá: nhiễm ít; Bệnh đốm lá: nhiễm trung bình; Bệnh đầu ruồi: nhiễm ít; Rệp: nhiễm ít
- Hiệu quả kinh tế: Giá bán trung bình là 1.600- 2.000 đồng/ hoa (4.000 - 6.000đ/cành). Ước tính mô hình đạt được lãi thuần là 45.000.000 đồng (trên diện tích 2000 m2).Đánh giá của người trồng và sử dụng hoa: Qua thực tế việc trồng thử nghiệm cây loa kèn chịu nhiệt Zaizan tại Hạ Long cho thấy cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, hoa có năng suất và chất lượng cao. Đặc biệt, Zaizan đã chinh phục được người tiêu dùng và được mọi người tin tưởng sử dụng, có triển vọng phát triển ngoài sản xuất.
Theo báo cáo, đề tài còn được triển khai thực hiện ở một số địa điểm khác như: HTX dịch vụ Nông nghiệp Đồng Thái, An Dương, Hải Phòng và HTX DVNN Như Quỳnh, Văn Giang, Hưng Yên. Kết quả cũng tương tự như trên.
hóm cán bộ thực hiện đề tài đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống loa kèn Zaizan là giống “tiến bộ kỹ thuật”.

Huong di moi cua nghe trong rau


Theo bai dang duoi day tu trang web cua Trung tam Khuyen nong Quoc gia (30/12/2008) toi nhan thay rang truoc tinh hinh an toan thuc pham cho nguoi tieu dung, bat buoc nguoi trong rau phai co huong di moi de dam bao dau ra thuan loi dam ung duoc doi hoi cap thiet tu nguoi tieu dung.
Sau day la thong tin ve van de nay:
Tại thị trường Nghệ An, lần đầu tiên sản phẩm rau an toàn không dùng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân chuồng vi sinh được đưa vào lưu thông. Đây là kết quả của đề tài: “Cùng người dân xây dựng vùng trồng rau an toàn bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học từ cây cỏ địa phương” do PGS.TS Trần Ngọc Lân, Trưởng Khoa Nông – Lâm – Ngư Trường ĐH Vinh cùng các cộng sự thực hiện. Đề tài này đã thực hiện thành công trên cánh đồng rau 8,5 ha tại xóm 10, xã Nghi Kim, thành phố Vinh và hình thành được cửa hàng bán rau an toàn trên đường Lê Duẩn, thành phố Vinh.

PGS.TS Trần Ngọc Lân cho biết, chế phẩm sinh học dùng thay thế hoá chất, thuốc trừ sâu, phân chuồng dùng để trồng, chăm sóc rau được chế biến từ cỏ cây, trong đó có các gia vị rất sẵn tại các vùng nông thôn, như tỏi, ớt, gừng, hành… Sản phẩm rau xanh khi sử dụng chế phẩm sinh học này đảm bảo sạch 100%; trong khi năng suất rau không thay đổi, chất lượng ngon hơn hẳn rau xanh cùng loại vì không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất trong quá trình chăm sóc.

Được biết, hiện Khoa Nông – Lâm – Ngư Trường ĐH Vinh đang tìm đối tác trong, ngoài tỉnh để mở rộng thị trường cung cấp rau an toàn và sẵn sàng chuyển giao công nghệ trong chế biến chế phẩm sinh học này cho nông dân, nhất là các vùng trọng điểm trồng rau trong, ngoài tỉnh.

Cần nâng cao nhận thức của người dân về rau an toàn

Tin KHCN tu Trung tam khuyen Nong Quoc gia(10/12/2008)
Rau an toàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ con người trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên không phải bất cứ người tiêu dùng nào cũng có kiến thức hiểu biết về rau an toàn để từ đó có ý thức hơn về trồng trọt, chăm sóc và sử dụng rau an toàn đảm bảo sức khoẻ cho chính mình và cộng đồng xã hội. Vấn đề ngộ độc rau không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn diễn ra hàng ngày. Khi dùng rau không an toàn sẽ gây nên các bệnh cấp tính và mãn tính ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng như bệnh ung thư, loãng xương, thoái hoá khớp... Do đó vấn đề rau an toàn cho người tiêu dùng hiện nay trở thành vấn đề mang tính cấp bách trong các chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm của toàn xã hội mang tầm quốc gia.

Theo khái niệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rau an toàn là những sản phẩm rau tươi (gồm các loại rau ăn củ, lá, thân, hoa, quả...) có chất lượng giống như đặc tính giống của nó, hàm lượng các chất độc, kim loại nặng, hàm lượng đạm nitơrat, mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh ở dưới mức cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn. Về chỉ tiêu hình thái phải được thu hoạch đúng theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại rau, không được dập nát, hư thối, lẫn tạp chất sâu bệnh.

Vì vậy để có rau an toàn, trong sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đất trồng rau không bị ảnh hưởng của các chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện, nghĩa trang. Đất trồng rau không bị nhiễm các hoá chất độc hại cho con người và môi trường.

- Về phân bón: chỉ được dùng các loại phân xanh, phân chuồng đã ủ hoai mục, tuyệt đối không được dùng các loại phân hữu cơ còn tươi như phân chuồng , phân bắc, nước giải.....để tưới và bón cho rau. Sử dụng hợp lý giữa phân hữu cơ và phân vô cơ, không lạm dụng các loại phân vô cơ để bón rau nhất là phân đạm và các chất kích thích sinh trưởng. Đối với rau ăn lá phải kết thúc bón đạm trước thu hoạch tối thiểu 20 ngày.

- Về nước tưới: chỉ được dùng các loại nước sông suối, nước giếng khoan không bị ô nhiễm các hoá chất độc hại, kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh. Tuyệt đối không được dùng nước thải trực tiếp từ khu công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu dân cư tập chung, nước ao tù đọng, nước gần các nghĩa trang để tưới rau.

- Khi cần thiết phải phòng trừ sâu bệnh, nhất thiết phải dùng các loại hoá chất ít độc hại, nhanh phân huỷ không gây ô nhiễm cho môi trường và sản phẩm rau; tức là thuốc phải nằm trong danh mục thuốc được phép sử dụng trên rau (theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tuân thủ nghiêm nghặt thời gian cách ly đối với từng loại thuốc.

Hiện nay một số người dân ở thành phố muốn có rau an toàn nên tự đổ đất trên sân thượng hoặc cho đất vào hộp xốp để trồng rau... Nhưng đất trồng rau lại được lấy từ đất cống rãnh thoát nước của khu dân cư, hoặc đất bị ô nhiễm có hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh rất cao. Để có rau non xanh người trồng rau lại bón quá nhiều phân đạm hoặc phun phân bón lá, dùng nước thải từ cống rãnh, nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý.. để tưới rau. Như vậy tuy rau tự trồng không có dư lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhưng lại chứa một lượng lớn kim loại nặng, đạm nitơrat và vi sinh vật gây bệnh.

Vì vậy để nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và rau an toàn nói riêng cần đòi hỏi các cơ quan chức năng và các phương tiện thông tin đại chúng phải tuyên truyền cho nhân dân về vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó rau an toàn là mục tiêu quan trọng do loại thực phẩm này không thể thiếu và chiếm tỷ lệ lớn trong các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày.

Phạm Văn Phú - Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Giang

THƠ TÌNH !

Cảm xúc !
Làm thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc

Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc
Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm
Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm
Của xanh thắm thấy luôn màu nói sẽ

Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ
Nghìn trái tim mang trong một trái tim
Để hiểu vào giọng suối với lời chim
Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng động

Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng
Đi trong sân mà nhớ chuyện trên trời
Trút ngàn năm trong một phút chơi vơi
Ngắm phong cảnh giữa hai bề lá cỏ

Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả ?



Yêu!
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ, với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc vô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít


Xa cách!
Có một bận em ngồi xa anh quá ,
Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn .
Em xích gần thêm một chút , anh hờn ,
em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa .

Anh sắp giận , em mỉm cười vội vã
đến kề anh và mơn trớn :" Em đây ! "
Anh vui liền , nhưng bỗng lại buồn ngay ,
vì anh nghĩ : thế vẫn còn xa lắm .

Đôi mắt của người yêu, ôi vực thẳm !
Ôi trời xa , vầng trán của người yêu !
Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều
mà ta riết giữa đôi tay thất vọng .
Dầu tin tưởng chung một đời , một mộng ,
em là em ; anh vẫn cứ là anh .
Có thể nào qua Vạn lý trường thành
của hai vũ trụ chứa đầy bí mật .
Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất ,
quá khứ anh , anh không nhắc cùng em .

Linh hồn ta còn u ẩn hơn đêm ,
ta chưa thấu , nữa là ai thấu rõ .
Kiếm mãi , nghi hoài , hay ghen bóng gió ,
anh muốn vào dò xét giấc em mơ ,
nhưng anh dấu em những mộng không ngờ ,
cũng như em dấu những điều quá thực ...

Hãy sát đôi đầu , hãy kề đôi ngực !
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài !
Những cánh tay ! Hãy quấn riết đôi vai !
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt !
Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt
cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng ;
Trong say sưa , anh sẽ bảo em rằng :
" Gần thêm nữa ! Thế vẫn còn xa lắm ! "
Xuân Diệu